Bệnh giang mai không chỉ có diễn biến phức tạp mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm những triệu chứng và điều trị kịp thời. Do đó, mọi người cần phải nắm rõ những kiến thức về bệnh, đặc biệt là những triệu chứng bệnh giang mai để từ đó có biện pháp điều trị kịp thời nếu chẳng may mắc phải. Trong bài viết này, các bác sĩ phòng khám bệnh xã hội Thái Hà sẽ trang bị cho các bạn những điều căn bản nhất về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh giang mai này!
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con, lây qua đường máu hoặc khi sử dụng chung bơm kim tiêm.
Triệu chứng bệnh giang mai
Sau 9 – 90 ngày ủ bệnh, những triệu chứng bệnh giang mai bắt đầu bộc phát ra bên ngoài. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh lại phát triển qua nhiều giai đoạn, trong đó có 3 giai đoạn chính và 1 giai đoạn tiềm ẩn.
Triệu chứng giang mai giai đoạn 1
Triệu chứng điển hình của bệnh giang mai trong giai đoạn 1 là sự xuất hiện của săng giang mai. Thực chất săng giang mai là những vết loét nông, màu đỏ, bờ nhẵn, có hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước dao động trong khoảng 0,3 – 3cm, không ngứa, không đau và không có mủ.
Săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục của người bệnh:
- Ở nữ giới, chị em có thể phát hiện săng giang mai ở môi lớn, môi nhỏ, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung.
(Hình ảnh giang mai ở nữ giới- Ảnh minh họa)
- Ở nam giới, săng giang mai xuất hiện ở quy đầu, rãnh quy đầu, da bìu, thân dương vật…
(Hình ảnh bệnh giang mai ở nam giới- Ảnh minh họa)
Ngoài sự xuất hiện của săng giang mai thì trong giai đoạn 1, người bệnh còn bị nổi hạch ở bẹn, cứng nhưng không đau.
Săng giang mai thường xuất hiện trong khoảng 4 – 8 tuần sau đó tự biến mất mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh đã tự khỏi mà thực chất bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 2.
Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, người bệnh sẽ bị nổi mẩn ở khắp cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Những nốt mẩn này không gây ngứa và gây đau, đó chỉ là những nốt màu nâu trên da nên nhiều người thường không chú ý đến hoặc bỏ qua.
Ngoài ra, trong giai đoạn này cũng có triệu chứng nổi hạch, đau đầu, đau họng, chóng mặt, sốt, chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt mỏi…
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Trong giai đoạn tiềm ẩn, xoắn khuẩn giang mai vẫn còn tồn tại trong cơ thể người bệnh nhưng người bệnh lại không có bất kỳ dấu hiệu hay biểu hiện nào.
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài trong nhiều năm khiến người bệnh lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi nên không điều trị nhưng thực chất xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể.
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 3
Triệu chứng điển hình của bệnh giang mai giai đoạn 3 là sự xuất hiện của củ giang mai, giang mai tim mạch và giang mai thần kinh. Người bệnh ở giai đoạn này sẽ gặp khó khăn khi cử động cơ bắp, tê liệt tứ chi, mù mắt, mất trí nhớ, rối loạn thần kinh…
Những biến chứng bệnh giang mai
- Gây tổn thương hệ thần kinh: khi giang mai tấn công vào trung khu thần kinh nó sẽ gây nên những tổn thương ở não, phá hủy não. Nó sẽ khiến cho chức năng thị giác bị suy giảm, rối loạn trí nhớ, thậm chí gây ra ảo giác... Hiện tượng này thường xảy ra vào giai đoạn muộn của bệnh, khi bệnh đã bước vào giai đoạn 3 – giai đoạn cuối của bệnh.
- Phá hoại hệ xương khớp: khi xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ xương khớp thì người bệnh sẽ bị suy giảm chức năng hệ xương, nếu vào gaiai đoạn cuối của bệnh thì người bệnh còn gặp khó khăn trong việc đi lại và khả năng bị bại liệt là rất cao.
- Gây tổn thương nội tạng của người bệnh: các xoắn khuẩn giang mai khác với các loại vi khuẩn khác đo là nó không chỉ gây bệnh ở các vùng xung quang cơ quan sinh dục mà nó còn có khả năng thâm nhập vào mọi ngóc ngách của cơ thể con người. Chính vì vậy nó có thể gây ra những tổn thương đến nội tạng của con người như: tim, gan, dạ dày, hệ thống mạch máu...
- Đối với phụ nữ mang thai: nếu không được chữa trị cẩn thận thì nguy cơ lây nhiễm sang con là rất cao. Mặt khác khi có thai mà bị nhiễm giang mai thì khả năng con bị dị tật, sinh non, sảy thai, chết lưu là điều rất dễ để xảy ra. Cũng có khi có một vài trường hợp các dấu hiệu của bệnh không phát ra ngoài khi ở trẻ sơ sinh. Mầm mống bệnh ẩn giấu bên trong cho đến khi trẻ lớn hơn hoặc khi vào tuổi thành niên thì các triệu chứng bệnh chuyển sang giai đoạn sau và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, răng lợi, mắt, tai và não bộ.
- Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: giang mai rất dễ lây nhiễm qua con đường tình dục không an toàn, chính vì vậy khi bị giang mai sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tình dục, làm cho tâm lí người bệnh luôn lo lắng, bị nghi ngờ, nghi hoặc lẫn nhau dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều gia đình hạnh phúc.
Cách điều trị bệnh giang mai
Việc chữa bệnh giang mai còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sau khi thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác về mức độ tổn thương, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Hiện nay, bệnh giang mai thường được điều trị bằng 2 phương pháp sau:
Điều trị nội khoa
Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh là cách chữa bệnh giang mai phổ biến nhất. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng phù hợp nhất.
Thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể giúp cơ thể có thể lấy lại được sự cân bằng.
Lưu ý: Với những người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, bác sĩ sẽ có sự điểu chỉnh sao cho phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả.
Điều trị bằng liệu pháp cân bằng miễn dịch
Liệu pháp điều trị này trải qua 4 bước gồm:
- Bước 1: Xét nghiệm các thiết bị y tế hiện đại nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra cách chữa trị bệnh giang mai hiệu quả nhất.
- Bước 2: Khống chế vi khuẩn bằng cách tác động vào hệ gene mầm bệnh để phá hủy cấu trúc gene, từ đó khống chế xoắn khuẩn giang mai.
- Bước 3: Diệt khuẩn bằng cách dùng thuốc tác động trực tiếp lên mầm bệnh nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai, đồng thời phục hồi các chức năng sinh lý của các cơ quan sinh lý này.
- Bước 4: Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tái tạo lại các tế bào bị tổn thương do xoắn khuẩn giang mai gây ra trước đó.
Lời khuyên từ chuyên gia
Bệnh giang mai nếu được phát hiện sớm, ngay ở giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Do vậy, khi phát hiện những triệu chứng bất thường nghi ngờ bệnh giang mai thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, bạn nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, đồng thời bạn cũng nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian này để tránh bệnh tái phát trở lại.
Các bệnh xã hội khác có thể bạn quan tâm:
- 10 cách chữa bệnh sùi mào gà mà các thầy thuốc giấu kín
- Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh hiệu quả
- Mụn rộp sinh dục là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Qua bài viết " Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị" mà các bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà vừa chia sẻ trên đây hi vọng đã giúp bạn hiểu được phần nào về mức độ nguy hiểm của căn bệnh quái ác này. Nếu như bạn vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, xin vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn của chúng tôi theo số 0365.115.116 – 0365.116.117 hoặc trực tiếp đến phòng khám theo đia chỉ Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.. Xin chân thành cảm ơn!