Có thể nói bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng. Căn bệnh này không chỉ gây ra những phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu và nắm rõ những kiến thức về bệnh trĩ gồm nguyên nhân, dấu hiệu bệnh trĩ và cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả là cách tốt nhất giúp bạn có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, từ đó sớm thoát khỏi căn bệnh khó nói này.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là hiện tượng các mạch máu (tĩnh mạch trĩ) bị căng giãn, phình to quá mức dẫn đến hình thành búi trĩ. Đây là một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay.
Bệnh trĩ được phân thành 3 loại gồm:
- Trĩ nội: Là dạng trĩ thường gặp nhất trong số 3 dạng của bệnh trĩ. Trĩ nội là hiện tượng búi trĩ nằm ở bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược, sau đó sẽ dần dần sa xuống dưới hậu môn.
- Trĩ ngoại: Là hiện tượng búi trĩ nằm ở phía dưới đường lược và người bệnh có thể sờ thấy búi trĩ ở bên ngoài hậu môn.
- Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh trĩ dù ở dạng nào thì cũng đều mang lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân gây ra và những nguyên nhân đó có thể kể đến như:
- Do táo bón kéo dài: Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh trĩ. Người bị táo bón kéo dài khi đi đại tiện sẽ phải dùng rất nhiều sức để rặn phân ra ngoài và mỗi lần như thế toàn bộ vùng dưới gồm vùng chậu, vùng hậu môn – trực tràng phải chịu một áp lực rất lớn. Hơn thế nữa, việc dùng sức có thể khiến cho các tĩnh mạch dễ bị căng giãn, từ đó dễ hình thành nên búi trĩ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Nếu bạn ăn ít những thực phẩm giàu chất xơ, uống ít nước, thay vào đó là thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga thì nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ càng tăng cao.
- Lười vận động: Khi bạn lười vận động thì khí huyết cũng sẽ khó lưu thông hơn, hệ bài tiết cũng hoạt động kém hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Do đặc thù công việc: Những công việc yêu cầu phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu một chỗ như nhân viên văn phòng, công nhân may mặc, tài xế lái xe hay những người lao động nặng… thường rất dễ mắc phải bệnh trĩ.
- Nguyên nhân khác: Bạn cũng có thể mắc phải bệnh trĩ khi mang thai hoặc do tâm lý căng thẳng, stress kéo dài…
Dấu hiệu bệnh trĩ
Để có thể sớm phát hiện bệnh trĩ và điều trị kịp thời thì bạn có thể dựa vào những dấu hiệu bệnh trĩ điển hình sau:
Đại tiện ra máu
Đây là triệu chứng điển hình và xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Ban đầu, khi mới mắc bệnh máu chảy ra rất ít và kín đáo. Nếu người bệnh không chú ý thì sẽ rất khó có thể phát hiện ra những giọt máu nhỏ dính trên giấy vệ sinh hoặc bám theo phân ra ngoài.
Thời gian sau, mỗi khi đi ngoài ra máu sẽ chảy ra nhiều hơn, nhỏ thành giọt hoặc thành tia. Trường hợp nặng, người bệnh chỉ cần ngồi xổm là máu lại chảy gây mất máu, thiếu máu.
Sa búi trĩ
BIểu hiện này thường xuất hiện sau triệu chứng đại tiện sau máu một thời gian. Tùy theo mức độ sa búi trĩ mà bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng khác nhau.
- Trĩ độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành với kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu hoặc hạt ngô
- Trĩ độ 2: Búi trĩ bắt đầu sa xuống hậu môn nhưng vẫn có thể tự thụt lên được.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ sa xuống nhưng không tự thụt lên được mà phải dùng tay để đẩy vào bên trong.
- Trĩ độ 4: Búi trĩ ngày càng to hơn và nằm ngoài hậu môn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Dấu hiệu khác
Ngoài những dấu hiệu trên, bạn cũng có thể phát hiện bệnh trĩ qua những dấu hiệu như: ngứa ngáy hậu môn, đau hậu môn, hậu môn bị sưng, tấy đỏ…
Cách chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ càng kéo dài sẽ càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn phát hiện mình có những dấu hiệu bệnh trĩ giống như vừa kể trên thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, bệnh trĩ thường được điều trị bằng các phương pháp nội khoa và ngoại khoa, cụ thể như sau:
- Điều trị nội khoa: Phương pháp điều trị này được chỉ định cho những trường hợp mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Thuốc điều trị bệnh trĩ thường được chia thành 2 dạng là thuốc uống và thuốc bôi. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất với mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Điều trị ngoại khoa: Những trường hợp mắc bệnh trĩ nặng hoặc đã điều trị bằng phương pháp nội khoa nhưng không có hiệu quả sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ. Hiện nay, với sự ra đời của kỹ thuật cắt búi trĩ bằng công nghệ xâm lấn tối thiểu thì người bệnh không cần phải quá lo lắng về thủ thuật. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm vượt trột như: an toàn, không đau, ít chảy máu, ít gây biến chứng, điều trị bệnh triệt để, ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh hiệu quả.
Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra, người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình như ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ uống có ga, thường xuyên vận động, tránh tình trạng ngồi một chỗ quá lâu…
Nhắc nhở bạn đọc: Bệnh trĩ có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi có những dấu hiệu bệnh trĩ thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và cách điều trị bệnh trĩ kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Những bài viết trên trang có thể bạn quan tâm:
- 10 cách chữa sùi mào gà mà các thầy thuốc giấu kín
- Bệnh giang mai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả
- Các dấu hiệu bệnh sùi mào gà bạn không nên bỏ qua
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về “Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị”. Nếu bạn đọc còn điều gì thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về bệnh trĩ thì hãy liên hệ đến số 0365.115.116 – 0365.116.117 để được các chuyên gia của phòng khám tư vấn chi tiết hơn.